Thông tin Phong thuỷ Trầm Hương Thuần Chay - VEGAN

Phong thuỷ

Cửu huyền thất tổ là gì? Những lưu ý khi lập bàn thờ Cửu huyền thất tổ

Cửu huyền thất tổ là gì? Cửu huyền thất tổ là khái niệm từ lâu đời trong truyền thống cúng bái, thờ phụng tổ tiên của người Việt từ xưa đến nay.

Để biết Cửu huyền thất tổ là gì, cũng như hiểu rõ hơn về Cửu huyền thất tổ, cách lập bàn thờ, và những điều cần lưu ý khi thờ cúng, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

1. Cửu huyền thất tổ là gì?

Cửu huyền thất tổ là gì? Cửu huyền thất tổ là thuật ngữ dùng để chỉ các thế hệ và tổ tiên trong một gia đình hay dòng họ. Để hiểu rõ hơn, ta cùng phân tích các khái niệm này:

  • Cửu huyền: "Cửu" nghĩa là chín, "huyền" nghĩa là thế hệ. "Cửu huyền" tức là chín thế hệ hay chín đời trong một gia đình, bao gồm: cao - tằng - tổ - cha - mình - con - cháu - chắt - chút.
  • Thất tổ: "Thất" nghĩa là bảy, "tổ" nghĩa là tổ tiên. "Thất tổ" tức là bảy đời tổ tiên của một gia đình, bao gồm: phụ (cha) - tổ (ông nội) - tằng (ông cố, ông cụ) - cao (ông sơ) - thái (ông sơ) - huyền (tổ đời thứ 5) - hiền (tổ đời thứ 6).
cuu huyen that to la gi
Cửu huyền thất tổ là thuật ngữ dùng để chỉ các thế hệ và tổ tiên trong một gia đình hay dòng họ.

2. Ý nghĩa của từ Cửu huyền thất tổ

Cửu huyền thất tổ mang ý nghĩa nhấn mạnh lòng biết ơn và tôn kính đối với các bậc tiền nhân, tổ tiên - những người đã sinh thành, dưỡng dục và truyền lại giá trị văn hóa, đạo đức cho con cháu. Đây cũng là một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt, luôn nhớ về cội nguồn và kính trọng tổ tiên.

Trong phong thủy, tranh Cửu huyền thất tổ không chỉ được xem như một báu vật mang lại sự bình an, hạnh phúc và tài lộc cho gia đình mà còn là biểu tượng của sự kết nối giữa các thế hệ, thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên.

3. Các loại vật phẩm thờ Cửu huyền thất tổ

Hiện nay, có ba loại vật phẩm thờ Cửu huyền thất tổ phổ biến:

3.1. Bài vị Cửu huyền thất tổ

Bài vị Cửu huyền thất tổ là vật phẩm tâm linh với thiết kế tinh xảo, chữ “Cửu huyền thất tổ” bằng tiếng Hán và tiếng Việt được chạm khắc trang trọng ở chính giữa bài vị. Các chi tiết thường được mạ vàng, hoa văn Rồng Phượng thể hiện sự trang trọng và tôn kính.

Ưu điểm:

  • Nhỏ gọn, có thể đặt cố định trên bàn thờ có chân đế.
  • Lồng kính chắc chắn, ít bị phai mờ theo thời gian.
cuu huyen that to la gi
Bài vị Cửu huyền thất tổ là vật phẩm tâm linh với thiết kế tinh xảo, chữ “Cửu huyền thất tổ” bằng tiếng Hán và tiếng Việt được chạm khắc trang trọng ở chính giữa bài vị.

3.2. Tranh thờ Cửu huyền thất tổ

Tranh thờ Cửu huyền thất tổ được nhiều gia đình Việt Nam sử dụng để tôn vinh và tưởng nhớ các thế hệ tổ tiên. Tranh có nhiều kích thước khác nhau, gia chủ có thể lựa chọn kích thước phù hợp với không gian thờ cúng của gia đình.

Đặc điểm:

  • Cần thêm chân đế để kê thẳng đứng, tạo vẻ trang nghiêm, linh thiêng cho bàn thờ.
  • Họa tiết thường thấy bao gồm rồng, phượng, hoa sen, và các dòng chữ thư pháp.
cuu huyen that to la gi
Tranh thờ Cửu huyền thất tổ được nhiều gia đình Việt Nam sử dụng để tôn vinh và tưởng nhớ các thế hệ tổ tiên.

3.3. Liễn thờ Cửu huyền thất tổ

Liễn thờ là những tấm bảng hoặc mảnh vải có ghi chép hoặc in các câu đối, chữ Hán, hoặc họa tiết trang trọng. Liễn thờ thường được treo ở hai bên bàn thờ, góp phần tạo nên không gian thờ cúng trang nghiêm và linh thiêng.

Chất liệu:

  • Giấy, vải, gỗ, đồng.
  • Nội dung thường là các câu đối, chữ Hán, hoặc dòng chữ thư pháp bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng tổ tiên.
cuu huyen that to la gi
Liễn thờ là những tấm bảng hoặc mảnh vải có ghi chép hoặc in các câu đối, chữ Hán, hoặc họa tiết trang trọng.

4. Thờ cúng tổ tiên mấy đời thì dừng lại?

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, con trai trưởng trong gia đình thường là người chịu trách nhiệm chính trong việc thờ phụng tổ tiên, bao gồm duy trì bàn thờ tổ tiên, cúng lễ vào các dịp quan trọng và giữ gìn các truyền thống thờ cúng của gia đình. Các anh em khác khi lập gia đình riêng thường lược giản việc thờ cúng, tập trung chủ yếu vào thờ ông bà hoặc cha mẹ của mình.

Các thế hệ thờ cúng theo phong tục truyền thống:

  • Thờ 1 đời: Con cái thờ cúng trực tiếp cha mẹ của mình.
  • Thờ 2 đời: Thế hệ cháu thờ cúng ông bà của mình.
  • Thờ 3 đời: Thế hệ chắt thờ ông bà cố, tức là ông bà của cha mẹ họ.
  • Thờ 4 đời: Thế hệ cháu sơ thờ cúng ông bà sơ, tức là ông bà của ông bà họ.

Việc thờ cúng tổ tiên thường được duy trì đến đời thứ 5 thì dừng lại. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện đại, việc thờ cúng thường chỉ duy trì đến đời thứ 3, phản ánh sự thay đổi trong cấu trúc gia đình và lối sống hiện đại. Dù thờ cúng đến đời nào, điều quan trọng nhất vẫn là giữ gìn và tôn vinh giá trị gia đình, lòng biết ơn đối với tổ tiên.

Lập bàn thờ:

  • Đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ: Bài vị nên được đặt ở vị trí trung tâm, phía sau bát hương.
  • Đặt bát hương: Bát hương được đặt chính giữa bàn thờ, phía trước bài vị.
  • Đặt đèn, nến: Đặt đèn dầu hoặc nến ở hai bên bàn thờ.
  • Đặt lọ hoa: Lọ hoa được đặt ở hai bên bàn thờ, phía trước đèn hoặc nến.
  • Đặt mâm quả: Mâm quả được đặt ở phía trước bát hương.
  • Đặt chén nước: Đặt chén nước trước bát hương, gần mép bàn thờ.

Cách thờ cúng và dọn dẹp, lau chùi bàn thờ:

  • Thắp nhang: Thắp nhang hàng ngày vào buổi sáng và buổi tối, hoặc ít nhất vào các ngày rằm, mùng một, và các ngày lễ, Tết.
  • Thay nước và hoa: Thay nước và hoa thường xuyên để giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ và tươi mới.
  • Dọn dẹp bàn thờ: Lau chùi bàn thờ hàng tuần để giữ cho không gian thờ cúng luôn trang nghiêm.

6. Mâm cỗ cúng Cửu huyền thất tổ

Mâm cỗ cúng Cửu huyền thất tổ có thể khác biệt đôi chút tùy vào mỗi vùng miền. Dưới đây là gợi ý mâm cỗ cúng theo ba miền Bắc, Trung, Nam mà bạn có thể tham khảo:

  • Mâm cỗ cúng Miền Bắc thường bao gồm: Cơm trắng, xôi gấc hoặc xôi đậu xanh, giò lụa, nem rán, thịt lợn quay hoặc gà luộc nguyên con, rau xào, canh xương hầm măng,...
  • Mâm cỗ Cúng Miền Trung thường bao gồm: Cơm trắng, xôi, cá chiên hoặc kho, canh xương hầm rau củ, rau xào, thịt kho tiêu,...
  • Mâm cỗ Cúng Miền Nam thường bao gồm cơm trắng, xôi, thịt kho tàu, canh khổ qua dồn thịt, heo quay,...
Bên cạnh mâm cỗ cúng, cần chuẩn bị thêm: Rượu, trái cây và giấy tiền vàng mã. Mâm cúng phải được sắp xếp trang trọng, ngăn nắp, thể hiện sự tôn kính và lòng thành của người con cháu đối với tổ tiên.

cuu huyen that to la gi

Mâm cỗ cúng Cửu huyền thất tổ

7. Văn cúng Cửu huyền thất tổ vào ngày giỗ

Văn cúng Cửu huyền thất tổ vào ngày giỗ cụ thể như sau:

“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư Gia Tiên Cao Tằng Tổ Tiên nội ngoại họ...
Tín chủ (chúng) con là:... Tuổi…
Ngụ tại:...
Hôm nay là ngày... tháng... năm... (âm lịch).
Chính ngày giỗ của:...
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tất thành.
Thành khẩn kính mời:...
Mất ngày tháng năm (âm lịch):...
Mộ phần táng tại:...
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Dì và toàn thể các Hương Linh Gia Tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!”

8. Những lưu ý khi đặt bài vị Cửu huyền thất tổ

Khi đặt bài vị Cửu huyền thất tổ, các bạn cần lưu ý:

  • Để tránh chèn ép bài vị, nên đặt tranh Cửu Huyền Thất Tổ ở nơi không bị kín cứng, để không gian thoáng và không bị hạn chế năng lượng.
  • Nếu có bàn thờ với cả tổ tiên và tượng Phật, nên đặt bài vị thấp hơn so với tượng Phật hoặc lệch sang một bên để tôn trọng vị trí cao quý của Phật.
  • Phải đảm bảo không gian thờ cúng luôn sạch sẽ, thường xuyên lau chùi để bày tỏ lòng kính trọng và sự tôn nghiêm với tổ tiên.
  • Luôn lựa chọn những đồ cúng như hoa tươi, trái cây tươi và thường xuyên thay đổi rượu, nước để bày tỏ sự tôn trọng và tình cảm sâu sắc với tổ tiên.

Tạm kết

Trong bài viết này, VEGAN - Trầm Hương Thuần Chay đã chia sẻ những thông tin hữu ích về Cửu huyền thất tổ là gì, cách lập bàn thờ cửu huyền thất tổ cũng như những lưu ý khi đặt bài vị cửu huyền thất tổ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc thờ cúng ông bà, tổ tiên.

  • Cửu huyền thất tổ là gì? Những lưu ý khi lập bàn thờ Cửu huyền thất tổ
  • By Admin
  • 30/07/2024
  • 35 views

Bài viết khác

Giỏ hàng

Bạn hãy đặt hàng sớm để được món đồ yêu thích

Facebook call zalo call